Trong vài năm trở lại đây, ngành chăn nuôi côn trùng của Việt Nam ngày một phát triển và hứa hẹn sẽ là ngành chăn nuôi chính của nông nghiệp trong năm 2015.
Côn trùng ngày càng được ăn nhiều
Theo tổ chức Lương Thực Nông Nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) côn trùng sẽ là nguồn thực phẩm chính trong tương lai và hiện nay ở các quốc gia phát triển như Pháp, Ý, Nhật,… và các nước Châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia,… côn trùng được ăn rất nhiều, được bày bán dọc đường và trong các nhà hàng lớn. Việt Nam cũng không nằm ngoài xưu hướng này, côn trùng đang dần được đưa vào các nhà hàng và chế biến thành các món đặc sản như dế chiên giòn, bọ cạp chiến giòn, đuông dừa tắm mắm… tất cả điều rất ngon và khó ai có thể cưởng lại khi đã một lần ăn thử các món này.
Bên cạnh côn trùng được dùng để chế biến các món ăn đặc sản chết người thì côn trùng còn được làm thức ăn cho các loài chim và bò sát. Hiện nay loài công trùng được bán chảy nhất là dế và sâu superworm, bình quân lượng giao dịch của 2 loài này hàng ngày lên đến hàng trăm tấn, lượng côn trùng chủ yếu được tiêu thụ nhiêu ở 2 thị trường Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, vì đây là nơi mà người chơi chim, cá cảnh và các loài bò sát nhỏ dùng thức ăn là côn trùng nhiều nhất nước.
Đứng trước thực trạng, nhu cầu sự dụng côn trùng làm thức ăn ngày một nhiều, nên nhiều hộ nông dân đã mạnh dãn thay đổi mô hình chăn nuôi; từ chăn nuôi heo, bò, gà chuyển qua chăn nuôi dế, sâu, châu chấu, bọ cạp,… và đã gặt hái được nhiều thành công vang dội. Đã có nhiều tỉ phú chăn nuôi côn trùng xuất hiện với thu nhập khủng lến đến hàng trăm triệu 1 tháng, bạn có thể xem thêm Bí kiếp nuôi dế thu nhập 50 triệu/tháng được Trọng Hoàng chia sẽ để thấy rỏ hơn về cách chăn nuôi côn trùng đơn giản mà lợi nhuận cao.
Côn trùng làm thức ăn cho các loài bọ sát
Việc ăn các món “sâu bọ” dường như đã trở thành vấn đề thời sự hiện nay, với sự xâm nhập vào một số quán nhậu của dế cơm, đuông, bò cạp, v.v… Thật ra tập quán ăn các loài côn trùng như dế và châu chấu đã có từ lâu đời ở nông thôn. Và không chỉ ở nước ta…
Theo tác giả Julieta Ramos- Elorduy, giáo sư sinh học ở Đại học Quốc gia Mexico, trên thế giới có ít nhất 3000 nhóm sắc tộc ở 113 quốc gia ăn côn trùng; và có tới khoảng 1400 chủng loài côn trùng được người ta xem là ăn được! Lẽ ra con số này phải cao hơn nhiều bởi vì côn trùng là lớp động vật quan trọng nhất thế giới, với hàng triệu chủng loài đang có mặt trên hành tinh.
Đối với người nông dân, đây là những thức ăn “có sẵn”, nghĩa là không tốn kém, chỉ mất công đi săn bắt – một việc thường giao cho trẻ em vừa làm vừa chơi. Chúng cũng có thể là món ăn ngon, tùy theo khẩu vị từng người cũng như cách thức chế biến. Được ưa chuộng nhất có lẽ là châu chấu, vì chúng rất sạch, và có hương vị hơi giống tôm.
Ở Thái Lan có cả một dịch vụ lớn cung ứng châu chấu cho những người bán trên xe đẩy và cho các nhà hàng, và một số người đã làm giàu từ đấy. Các loài côn trùng chính dùng làm thức ăn ở đây cũng giống như ở nước ta: nhộng, châu chấu, dế và cà cuống (chủ yếu được biết đến ở nước ta nhờ nguồn hương liệu mà nó cung ứng).
Về mặt dinh dưỡng, các côn trùng giàu chất đạm, chất béo và vi chất, không thua kém trứng, thịt và cá:
– Châu chấu có chứa 20,6g protein (P), 6,1g chất béo (B) mỗi 100g, và nhiều calcium và niacin (vitamin PP).
– Nhộng tằm: 9,6gP; 5.6gB, nhiều calcium và riboflavin (B2).
– Dế (mèn, mọi, cơm): 12,9gP; 5,5gB, nhiều calcium, sắt, riboflavin và niacin.
– Cà cuống: 19,8gP; 8,3gB, nhiều calcium và sắt.
– Bọ hung cánh cứng: 13,4gP, 3,5gB, nhiều riboflavin và niacin.
So sánh với:
– Trứng gà chứa 12g protein, 10g chất béo và nhiều calcium. – Thịt gà nướng: 31,1gP; 3,5gB, nhiều niacin và phosphor.
– Thịt heo: 14,1gP; 3,5gB, nhiều thiamin (B1) và niacin.
– Cá hồi nướng lò: 24,7gP; 5,9gB, nhiều axid béo omega-3 (theo J.Ramos-Elorduy).
Mối nguy cơ đặt ra là sự thiếu hụt các loài côn trùng trong tương lai, chủ yếu không phải vì nạn săn bắt tập trung, mà là do lạm dụng thuốc trừ sâu ở nông thôn. Điều này dẫn đến mất cân bằng sinh thái: khi côn trùng ít đi thì chim chóc và bò sát (ăn côn trùng) cũng vậy, sẽ tạo điều kiện cho chuột và các loài gặm nhấm phát triển.
Cả con người cũng sẽ thiếu hụt món ăn côn trùng. Tại một số làng mạc ở Thái Lan, người ta đã tiến hành nuôi dế, với phương tiện đầu tư tối thiểu (chủ yếu là các ống cống xi măng chứa dế, và con giống), và với sự hỗ trợ của các nhà côn trùng học ở trường đại học.
Mỗi lứa dế 45 ngày trong một ống cống là 3,5kg. Một gia đình nông thôn qua đó có thể thu về 900 USD/năm. Đầu ra thì đã sẵn sàng – cung ứng cho các nhà hàng và xe đẩy bán rong. Nhưng các “ông vua côn trùng” hiện đã bắt đầu xuất khẩu sang Hồng Kông, Nhật Bản và Đài Loan. Họ còn dự tính sẽ sản xuất côn trùng đóng hộp để xuất sang các thị trường mới ở phương Tây…
Ở Việt Nam, “Khách hàng khi đã ăn côn trùng rất dễ ghiền. Họ nảy sinh tâm lý tìm kiếm món mới và yêu cầu mình tìm nguồn hàng về chế biến” – chị Trúc Anh nói. Trung bình mỗi tuần cửa hàng tiêu thụ đều đặn hơn 20kg dế, bò cạp. Nguồn cung hai loại côn trùng này khá ổn định từ các trang trại nuôi tại Củ Chi (TP.HCM), Đồng Nai nên giá cũng khá mềm khoảng 60.000 đồng/đĩa. Riêng các loại côn trùng hiếm, khó kiếm như mối chúa, rết, đuông (sâu dừa) bán theo con với giá 30.000-80.000 đồng/con.
Xuất khẩu côn trùng
Không chỉ phục vụ các quán ăn khu vực TP.HCM và các tỉnh thành lân cận, nhiều trại nuôi côn trùng và công ty còn chuyển hàng ra các tỉnh phía Bắc, thậm chí xuất khẩu côn trùng. Ngược lại, có một số loại côn trùng ở VN khó kiếm như nhện hùm phải mua từ các thương lái tận Campuchia.
Loài nhện hùm có nhiều ở campuchia
Anh Lê Thanh Tùng, chủ trang trại dế Thanh Tùng (H.Củ Chi, TP.HCM), cho biết dế là loài côn trùng khá gần gũi, rất bổ dưỡng với tỉ lệ đạm cao và hoàn toàn không độc hại. Hiện mỗi tháng trang trại của anh cung cấp khoảng 300kg dế cùng hơn 50kg bò cạp cho các nhà hàng, quán ăn trong cả nước. Trong đó, nhiều đơn hàng gửi qua đường hàng không để phục vụ nhu cầu các tỉnh phía Bắc.
Anh Bùi Ngọc Chương, giám đốc Công ty Bug (Phú Nhuận), nói nuôi các loại côn trùng không khó và ít tốn kém trong khi lợi nhuận rất cao. Tuy nhiên, cái khó của các công ty chuyên về mặt hàng này là phong trào ăn loại thực phẩm này ở VN còn quá nhỏ và thất thường. “Thái Lan có cả một ngành nuôi, ẩm thực và chế biến các món ăn, sản phẩm từ côn trùng, trong khi VN vẫn ở giai đoạn sơ khai” – anh Chương cho biết.
Theo một số đơn vị kinh doanh côn trùng tại TP.HCM và Đồng Nai, khách hàng Thái đang có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại côn trùng từ VN. “Hiện bên tôi đã xuất khẩu được một số hàng thử nghiệm là dế và bò cạp đông lạnh sang Thái Lan. Tuy nhiên, để xuất khẩu số lượng lớn cần thêm thời gian” – anh Chương cho biết.
Đồng quan điểm này, anh Hiệp, đại diện Công ty TNHH Thế giới côn trùng (Đồng Nai), cho hay khách hàng Thái Lan đã liên hệ để mua bò cạp, rết, nhện hùm…, tuy nhiên do thủ tục xuất khẩu khó khăn nên công ty chưa bán được. “Nguồn hàng thì mình có nhưng kẹt nỗi những loài này chưa có trong danh mục kiểm soát của kiểm lâm nên họ không cấp giấy chứng nhận để mình đưa cho hải quan” – anh Hiệp nói.
Trong quá trình đợi các thủ tục được thông qua, anh Hiệp, anh Chương và những người kinh doanh côn trùng vẫn đang miệt mài mở rộng mạng lưới nuôi và kinh doanh côn trùng tại nội địa. “Chúng tôi chuẩn bị đưa món dế chiên sẵn đông lạnh vào các siêu thị và quán bán lẻ. Người tiêu dùng chỉ cần rã đông và chiên qua là thưởng thức được ngay” – anh Hiệp cho biết
nguồn thegioicontrung.net
Mọi chi tiết xin liên hệ để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Trang trại côn trùng Thành Tâm
Địa chỉ : Xóm 3, Văn Giáp, Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội
Liên hệ SĐT: 0967 062 069
Email: [email protected]
3 Comments
Every outfit is carefully chosen by our designated fashion expert. Check them out!
Cras maximus ultricies volutpat. Praesent ut enim non enim vulputate fringilla.
Cras maximus ultricies volutpat. Praesent ut enim non enim vulputate fringilla.